Phật Giáo Trong Cuộc Sống Chong Chóng chỉ quay khi Trời xanh có gió Mọi thắc mắc xin liên hệ theo số điện thoại: 0902257684 (Tin nhắn) hoặc facebook https://m.facebook.com/tuvidauso Bạn đang truy cập http://tratuvi.mobie.in
Tìm lại chính mình là chủ đề lớn trong cuộc sống của chúng ta, nhằm chỉ cho hàng ngoại đạo chấp lầm con người vật chất này là thực. Con người thực của chúng ta là gì. Nếu quán sát một vòng sẽ thấy từ cái nhìn của ngoại đạo tiến sang cái nhìn của hàng nhị thừa và sau cùng là cái nhìn của Đức Phật. Quán sát một vòng như vậy cho chúng ta nhận thức như sau: Khi chưa tu, chúng ta thấy núi là núi, sông là sông. Khi tu rồi, chúng ta thấy núi không phải là núi, sông không phải là sông. Và khi đắc đạo, chúng ta thấy núi là núi, sông là sông.
Câu nói trên tuy đơn giản, nhưng cần suy nghĩ kỹ. Khi chưa tu theo Phật, chúng ta theo hiểu biết của phàm phu, nghĩ rằng con người là thực, tức cái khối vật chất chỉ cho con người nói chung, hay chỉ cho cái tôi, gọi là ta và chúng ta là thực có. Và đến khi khối vật chất mất thì nói rằng tôi chết hay nó chết.
Đức Phật giác ngộ, Ngài đã khẳng định rằng khối vật chất không phải là ta, nói cách khác, sắc không phải là ta. Đó là nhận thức đầu tiên của người tu thấy núi không phải là núi, sông không phải là sông. "Ta” này nằm trong vô thường, có sanh có chết. Ta sanh ra, lớn lên, già nua và chết thì cũng là ta và "ta” này chết, có còn gì hay không. Từ đó đặt ra vấn đề con người có hai phần là vật chất và tinh thần. Tinh thần sanh ra từ vật chất và cả hai tác động hỗ tương lẫn nhau.
Phật dạy rằng phần sắc, hay thân vật chất là không thực, vì nó luôn biến đổi, từ thân hài nhi cho đến trưởng thành, rồi già, bệnh, chết. Thân vật chất luôn thay đổi, không có thực thể, gọi là vô ngã, nên Phật không bận tâm đến con người vật chất. Nhưng người không hiểu đạo Phật, cho rằng Phật nói vô ngã, nên bỏ hết. Phật không dạy như vậy, Ngài muốn chỉ cho chúng ta thấy sự thật, đừng theo mê lầm của phàm phu. Người thế gian luôn cố chấp vào việc không giữ được, nên dẫn đến khổ đau, Phật gọi đó là Khổ đế, do sai lầm chấp thân vật chất cố định mà ra sức bảo vệ nó.
Quán sát kỹ sẽ nhận thấy thân vật chất phát triển theo chiều hướng thiện hay ác, chiều hướng tốt hoặc xấu. Theo Phật, chúng ta sanh trên cuộc đời này mà có được những điều kiện sống tốt đẹp là nhờ việc tốt đã làm từ kiếp quá khứ, thí dụ chúng ta sanh trong dòng họ cao quý, có vị trí xã hội tốt, thời Phật gọi là sanh vào dòng họ Sát-đế-lợi, tức dòng vua chúa, dòng Bà-la-môn là dòng trí thức. Phật dạy rằng do đời trước đã tu tạo phước báo, nên đời hiện tại, chúng ta được sanh trong hoàn cảnh tốt và có thêm ngoại hình tốt, sức khỏe tốt, trái tim nhân hậu và thông minh. Nếu đời này là người nghèo cùng, khốn khổ, xấu xí, bệnh hoạn… là do ác nghiệp đời trước đã tạo mới có quả báo như vậy. Nói cách khác, nhìn bề ngoài mà biết được bề trong, nhìn cuộc sống hiện tại mà biết được quá khứ của chúng ta tốt hay xấu.
Chúng ta từ kiếp quá khứ sanh lại đời sống hiện tại và từ cuộc sống hiện tại đi về tương lai. Tất cả cuộc sống đó đều diễn tiến theo định luật vô thường, nhưng nhờ vô thường, chúng ta tu hành, sửa đổi, trở về chính mình nghĩa là biết được túc nghiệp của mình thiện hay ác và từ đó, chúng ta chuyển đổi nghiệp. Đức Phật dạy rằng thiện nghiệp chưa sanh, ta nên tạo điều kiện cho nó sanh. Đối với thiện nghiệp đã sanh, ta nuôi lớn việc tốt này. Với ác nghiệp chưa sanh, ta không cho nó sanh. Ác nghiệp đã sanh thì phải hủy diệt nó.
Tìm được chính mình, hay con người thực của mình kết tinh bằng thiện và ác, ta đoạn ác, tu thiện, từng bước thăng hoa trên con đường đạo hạnh. Thực tế cho thấy có người sanh trong gia đình quyền thế, nhưng do tạo ác nghiệp, nên khi hưởng hết phước đời trước thì cuối đời, phải sống khổ đau và chết bị đọa. Cuộc sống từ lúc mới sanh cho đến trưởng thành 20 tuổi là hưởng phước đời trước. Từ 20 tuổi trở về sau, cuộc sống tốt đẹp hay khổ đau do mình tạo dựng, làm tốt thì vị trí xã hội cao lần, làm xấu thì thành quả tốt bị giảm lần. Nếu dại khờ gia nhập tổ chức không tốt, làm điều tội lỗi, tất nhiên bị luật pháp xã hội trừng trị. Đương nhiên trong tâm hay trong thế giới vô hình, cũng không thể thoát được những hậu quả xấu. Người biết tu theo Phật, từ hoàn cảnh xấu chuyển đổi thành tốt; không biết tu thì có sẵn điều tốt, nhưng cũng đánh mất, không hưởng được.
Quán sát kỹ thấy con người thực của mình là thấy mình có phước hay có tội. Nếu có phước, Phật dạy phải tăng trưởng phước này. Con người có năm phước. Nghiệp cũng có năm. Phước lớn nhứt là tâm hoan hỷ. Người sướng nhứt cuộc đời là họ có tâm tốt, tức không buồn, không giận, không lo, không sợ. Người có tâm tốt dù ở hoàn cảnh xấu, gặp đối tượng xấu, họ vẫn tốt. Điển hình là tâm của Lục tổ Huệ Năng. Ngài nói rằng tu hành không thấy lỗi người, chỉ thấy lỗi mình. Thật vậy, nếu tâm mình tốt, sẽ chỉ thấy cái tốt. Phật dạy Bồ-tát Địa Tạng rằng đối với người có một ngàn điều xấu ác, họ mới bị đọa địa ngục, thì Địa Tạng cũng phải thấy được một điểm tốt nhỏ nhoi của họ. Có trái tim toàn thiện như Địa Tạng mới có thể thấy điều tốt của chúng sanh.
Tu theo Phật, có tâm thiện là tốt nhất. Đối trước một người có 99 điều thiện, chỉ có một điều không tốt, người có tâm ác chỉ thấy cái không tốt mà thôi, cho nên họ luôn nhìn cuộc đời màu xám ảm đạm. Đọc lịch sử thấy bà di mẫu Ma Ha Ba Xà Ba Đề có lòng thương người, nên thích làm từ thiện, đó là tâm tốt, là phước.
Chúng ta có tâm tốt, nghĩ đến người nghèo khổ, bệnh hoạn, nên thương họ, muốn cưu mang, cứu giúp họ; nhưng nghiệp họ nặng quá, họ không tốt được. Ta tốt thì họ lại muốn lợi dụng lòng tốt của mình. Nói đến đây, thầy nhớ lại hồi nhỏ, lúc chưa tu, thầy đi học về, thấy thức ăn không ngon thì nói với bà ngoại là con bệnh, không ăn. Bà ngoại rất thương thầy, vội vàng mua thức ăn khác cho thầy. Đến khi đi tu, ở chùa, thầy nói bệnh, không ăn cơm thì họ cho thầy bát cháo trắng với muối. Nhìn bát cháo ứa nước mắt và buồn nhớ nhà. Không ăn thì người ta dẹp bát cháo, thầy vội nói tôi chưa ăn mà!
Thầy ngộ ra rằng bà ngoại của thầy quá tốt, nuông chìu đứa cháu, nên chú bé con trở thành xấu. Vô chùa tu, bị xử sự tệ, lại trở thành tốt. Xử sự theo Phật, đối với người đáng giúp đỡ để họ trưởng thành, không giúp để họ lợi dụng. Làm từ thiện phải ý thức như vậy, chỉ có trái tim nhân hậu thì chưa đủ.
Không ai tốt hơn bà Kiều Đàm Di, nhưng khi hết tiền, không giúp nữa, họ cũng bực, thậm chí cho họ nhiều bao nhiêu cũng không đủ và càng cho thì thấy họ càng thiếu. Đó là cách giúp sai lầm của người có trái tim nhân hậu mà không có trí tuệ sẽ bị người lợi dụng, đến cuối cùng, trái tim nhân hậu chết luôn, đưa đến kết quả bất hạnh. Làm từ thiện, đừng để bị lợi dụng mà trở thành bực bội, buồn phiền, là chuyển đổi tâm tốt thành tâm xấu. Có người rơi vô tình trạng sai lầm này, đã nói với thầy rằng con không làm từ thiện nữa, vì người ta xấu quá. Trái tim nhân hậu của vị này đã bị bóp chết, trong ký ức của họ chỉ nghĩ đến sai trái của người.
Theo Phật tu hành là phát triển trí tuệ cho đến đỉnh cao gọi là giới, định, tuệ. Phải bình tĩnh là định thì mới sáng suốt được. Việc càng khó, càng bình tĩnh. Đối với người nghiệp nặng, cần bình tĩnh hơn nữa để tâm trí sáng suốt, mới giải quyết đúng đắn sự việc. Vì vậy, bên cạnh trái tim nhân hậu, bước thứ hai là trí tuệ rất quan trọng, sống ở Ta-bà nhiều thủ đoạn mà không sáng suốt dễ chết. Trong đạo thường dùng hai chữ từ bi và trí tuệ. Có trí tuệ, nhưng thiếu từ bi sẽ xử sự ác độc, ngược lại, có từ bi nhưng không có trí tuệ thì bị người lợi dụng, sẽ phạm sai lầm. Từ bi và trí tuệ phải song hành với nhau.
Phát tâm từ bi rồi và có trí tuệ, biết cứu người bằng cách nào để giúp họ trưởng thành. Câu chuyện Lưu Bình Dương Lễ thể hiện ý này. Dương Lễ trả ơn Lưu Bình bằng cách cho tiền Lưu Bình rồi đuổi đi. Lưu Bình nghĩ rằng người bạn này ác, uổng công nuôi nó. Sau đó, Dương Lễ bảo người thiếp trẻ đẹp của ông đi theo Lưu Bình. Thấy Lưu Bình ngồi ủ rũ bên bờ suối, bà đến an ủi. Lưu Bình cảm động, tâm sự chuyện buồn của mình. Bà bảo anh phải phấn đấu học, tôi sẽ giúp, anh sẽ giỏi không thua gì nó. Và cuối cùng, Lưu Bình thi đỗ làm quan. Cách giúp của Dương Lễ có trí tuệ; nếu không có trí tuệ, đem người về nuôi để họ dựa thế ỷ quyền, trở thành người xấu. Thực tế chúng ta thấy có ông quan tốt, nhưng bị họ hàng lợi dụng, làm nhiều việc sai trái, khiến ông thân bại danh liệt.
Như Lai là bậc Đại Đạo sư, không phạm sai lầm, vì Ngài khác người ở điểm mọi việc của Ngài đều có trí tuệ chỉ đạo. Chúng ta tu hành, nâng trí tuệ đến tầng cao, tìm lại chính mình, biết được nghiệp thiện hay ác của mình. Người có nghiệp ác quá nặng thường sanh vô gia đình nghèo khổ và cơ thể yếu đuối, bệnh hoạn; nhưng còn chút căn lành nên được gặp Phật pháp, thực hành Phật pháp để thoát ra hoàn cảnh xấu và tìm lại chính mình, tìm được con người thực của mình, từ đó phát triển căn lành, nhân rộng cho lớn lên.
Ngoài tâm hoan hỷ là phước lớn nhứt, phước thứ hai là được nương nhờ thiện tri thức để học. Có Phật tử học đạo nhưng rất tội nghiệp cho họ, vì họ thường quan tâm đến chùa nào ăn ngon. Thầy hỏi họ cầu ăn hay cầu đạo. Đức Phật tìm đạo, bỏ ăn uống, hay bỏ tất cả tánh xấu thói hư. Phật dạy rằng đến nơi nào được ăn sung sướng, nhưng không học được, thì nên bỏ đi. Đức Phật đã thể hiện điều này trên bước đường cầu đạo. Ngài học với đạo sĩ Kamala, ông đã đắc Tứ thiền và Sa-môn Cù Đàm cũng đắc Tứ thiền, cho nên ông thương quý, giữ Ngài ở lại để giao quyền lãnh đạo tu viện. Ngài nghĩ rằng cung vàng điện ngọc còn bỏ, đâu phải tìm chức viện chủ tu viện. Vì vậy, Ngài đã bỏ đi, tìm thầy khác.
Phật dạy nếu không hiểu biết, cần nương tựa Đạo sư hiểu biết để hướng dẫn ta học được, an tâm được và trí tuệ phát triển được.
Phước thứ ba, chúng ta có bạn tốt, nên trân trọng, làm cho tình bạn tốt hơn, không làm mất, nghĩa là việc thiện phải nuôi. Có bạn tốt là căn lành đời trước, sanh lại kiếp này họ tốt với mình, vì kiếp trước mình đã tốt với họ, thì phải giữ gìn và phát triển tình cảm tốt đẹp này. Nếu xử sự không khéo, làm bạn buồn, mất bạn. Người xưa nói giàu nhờ bạn, chúng ta có thể hợp tác, kinh doanh phát triển.
Nhân rộng phước này thì khi tuổi già, nhìn lại thấy còn bạn tốt, cháu con tốt là quý lắm. Làm ác sẽ biến tốt thành xấu, không còn bạn tốt và con cháu cũng hại mình. Thật vậy, có người giàu, nhưng xử sự ác với người, khiến họ oán hận mà tái sanh làm con để báo thù làm tan gia bại sản. Con mà giết cha mẹ để đoạt gia sản, đó là oan gia sanh lại đòi nợ.
Quán sát biết con người thực của mình rồi thì bớt lần tánh xấu, việc ác và nhân rộng tánh tốt, việc thiện. Và khi Phật tử nuôi con người phước đức và trí tuệ lớn lên thì các phước khác sanh ra là tâm chúng ta được yên tĩnh, sức khỏe tốt, của cải theo đó phát triển, bạn bè tốt nhiều thêm. Con người thực của quá khứ dẫn đến con người hiện tại và hướng đến tương lai theo chiều hướng thiện, để đạt đến đỉnh cao giới, định, tuệ.
Điều quan trọng của việc tìm lại chính mình là nhận ra rằng con người vật chất không phải là mình, nên không bồi dưỡng nó, nhưng không phải bỏ nó. Nói cách khác, chưa tu thấy núi là núi, sông là sông; nhưng tu đắc đạo thấy núi cũng là núi, sông cũng là sông.
Nhưng tu Tiểu thừa, thấy núi không phải là núi, sông không phải là sông, thấy sắc không phải là ta mà rơi vô trống không là điều nguy hiểm. Vì vậy, chấp ngã không được, nhưng bỏ ngã, tìm cái khác cũng không được. Chính trong thân tứ đại này đã có quá khứ dẫn đến hiện tại và cũng dẫn đến tương lai.
Phật tìm ra con người thực là sanh trong cung vua sung sướng, nhưng cảm giác ở trong thành Ca Tỳ La không sung sướng bằng ở cung Trời Đâu Suất, vì Ngài đã từ đó xuống đây. Đối với Phật, ở trên cuộc đời này có nhiều người thương quý, nhưng trong thế giới tâm vô hình, Ngài thấy được Bồ-đề quyến thuộc quý hơn, luôn hỗ trợ Ngài hành Bồ-tát đạo, đó là sự hiện hữu của vô số Bồ-tát, trời Đế Thích, trời Tứ thiên vương, Bát bộ long thiên…
Bước theo dấu chân Phật, chúng ta trân trọng và phát triển việc tốt của quá khứ; nghiệp xấu thì khắc phục, cho đến không còn điểm nào chê trách được và có đủ ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp là có đủ điều kiện thành Phật. Nhưng bây giờ, thấy biết mình còn nhiều điều xấu thì phải sửa đổi lần để từng bước trở thành người tốt. Còn tu sai, không ai thương, không ai chấp nhận, dẫn đến cuộc sống khổ đau.
Thầy gợi ý để Phật tử suy nghĩ, tìm lại con người thực của chính mình, đi theo Phật, từ đây phát triển năm phước, hành Bồ-tát đạo, cho đến đầy đủ tâm từ bi và trí tuệ sẽ đạt đến quả vị Toàn giác. Cầu Phật gia hộ cho quý vị tinh tấn tu hành đúng Chánh pháp để gặt hái được những pháp thù thắng nói trên.
Ý nghĩa hai chữ tu hành
Hiểu đúng nhân quả nghiệp báo
Có địa ngục không?
Ý nghĩa chữ tu
Làm lại cuộc đời
Hạnh phúc từ những điều bình dị
Vượt qua trầm cảm
Trút bỏ gánh nặng
Sức mạnh của ý chí
Thân phận con người
Vượt qua bệnh tật
Họa phước vô môn
Phòng Hộ Tâm
Hướng Về Tương Lai
Phát Khởi Lòng Kham Nhẫn
Điều Chỉnh Áp Lực Cuộc Sống
Đời Sống Đạo Đức
Giao Tiếp Bằng Trái Tim
Đời Sống An Lạc
Dọn Rác Trong Tâm
Suy nghĩ về kiếp người
Báo Hiếu Cha Mẹ Theo Phật Dạy
Tấm lòng bao dung
Quán Nhân Duyên
Tìm Lại Chính Mình
Đạo Phật Đào Tạo Để Sử Dụng
Chọn Pháp Môn Tu Để Giải Thoát
Nguồn Mạch Tâm Linh
Lắng Nghe Tâm Mình
Báo hiếu theo Kinh Vu Lan
Vượt Qua Cám Dỗ Danh Vọng
Trái Tim Nhân Từ
Yếu Tố Sống Hạnh Phúc
Và anh sẽ cười khi nơi đó có em.
TRANG CHỦ
Tử Vi
Góc Suy Ngẫm
Phật Giáo
Ngày Vía Thần Tài
Truyện Teen
Mẹo Hay
Trà Sữa
Truyện Tranh
Ảnh Vui
Hình Nền
Thủ Thuật FB
Facebook
Xổ Số
Dịch
Tải Game
Báo
1